LUẬT PHỤNG SỰ
Luật Phụng Sự
Tổng Quát
Trước tiên có ba điều cần nói về luật này.
1.Thứ nhất, chân lý là kết quả của những tiếp xúc với linh hồn có được nhờ tham thiền, và mức thành công của ta được xác định bằng việc phụng sự xẩy ra sau dó. Nếu có hiểu biết đúng đắn thì nhất thiết sẽ có hành động đúng đắn.
2. Thứ hai, luật Phụng Sự là luật mà ta khó tránh khỏi vì vài lý do, mà hơn nữa sự tránh né mang lại trừng phạt nếu đó là cố tình, chủ ý. Một lý do nói rằng luật này là năng lực và động lực phát sinh từ chòm sao Bảo Bình Aquarius, tức là năng lực và động lực của tân kỷ nguyên, và sẽ ngày càng mạnh. Ảnh hưởng vào lúc này của nó khiến tại các nước cộng sản và độc tài, khối đông dân chúng bị bắt vào khuôn mẫu mà trong đó, cá nhân bị cưỡng ép phục vụ cho nhóm (với những khẩu hiệu như ‘Mình vì mọi người’ hay ‘Làm việc theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu’), và cái tôi của họ bị làm ngơ.
Ý riêng của cá nhân, sự an sinh của họ và tính cá biệt của mỗi người bị khuất phục trong nhóm, và họ có vẻ như tương đối không làm được gì về sự phát triển của linh hồn. Con người bị buộc phải tuân thủ theo, dù muốn dù không, điều kiện của nhóm. Đây là một trong các thể hiện thấp nhất, sinh ra từ tác động của luật lên tâm thức con người. Ở mức thể hiện cao nhất là việc làm của các Chân sư trên địa cầu, cho tất cả các loài trong nhiên thiên. Giữa hai thái cực này của sự biểu lộ là vô số cấp độ khác, nhưng hai mức vừa nói đều là đáp ứng với luật phụng sự, cái sau hữu ý thực hiện còn cái trước không ý thức và bị áp đặt.
3. Thứ ba, hình của tân kỷ nguyên Bảo Bình là người vác trên vai một bình nước đầy, đang nghiêng cho nước tuôn xuống tới mọi loài không bao giờ hết, còn hình của luật phụng sự tương tự vậy với khác biệt là con người đứng thằng, hai tay dang ngang với bình nước đội trên đầu. Sự khác biệt này đầy ý nghĩa.
Luật
Phụng Sự
– Con người đứng dang tay ngang thành hình thánh giá, muốn nói con người hy sinh quá lâu nên tư thế này trở thành tự nhiên đối với họ, và ý hy sinh nay mất đi trong tâm thức mà thành tính chất của họ. Bình nước trên đầu cho thấy họ có vị thế vững vàng, thăng bằng.
Vài hiểu lầm về luật có thể ghi ở đây:
– Con người phụng sự vì lòng cuồng nhiệt muốn theo bậc cao cả, thấy các ngài hy sinh và bắt chước gương ấy, họ phục vụ vì vâng theo mà không phải tự trong lòng hướng đến ai cần được trợ giúp. Đặc tính thiết yếu của phụng sự vì vậy thiếu vắng nên ngay từ bước đầu, họ không làm gì hơn là có hành động, cử chí mà thiếu ý đi kèm. Nói khác đi ấy là ước nguyện sai lầm.
– Cũng tương tự, phụng sự có thể được làm do ước vọng sâu xa muốn được toàn hảo mặt tinh thần, phụng sự được xem như là điều kiện cần thiết để được làm đệ tử, nên ai muốn làm đệ tử thì phải phụng sự. Sức sống động của việc phụng sự bị thiếu ở đây. Lý tưởng thì đúng thực và xứng đáng, nhưng động lực sai hoàn toàn vì con người phụng sự để đổi lấy một điều khác.
– Con người phụng sự có thể còn là vì thời thượng, bây giờ ai cũng làm thiện nguyện không chuyện này thì chuyện kia, nó hóa thành thời trang, mà còn cho người ta có bạn, có thế lực.
Điểm cần nhận biết là có hai động lực và hai cơ chế của việc phụng sự:
● Đa số việc phụng sự ta thấy lúc này, là đáp ứng của con người với những ảnh hưởng của Bảo Bình, được ghi nhận trong thể tình cảm và phát ra xuyên qua tùng thái dương - solar plexus. Cách ấy khiến cho đa số việc phụng sự trong thế giới ngày nay mang nét tình cảm, gây ra sự thù ghét bởi những ai nhậy cảm với sự đau khổ, và những ai - vì đồng hóa về mặt tình cảm với sự đau khổ - cho rằng một người hay một nhóm đã gây ra đau khổ ấy. Nó cũng gây ra lòng bất mãn nói chung, đối với những gì được làm để khiến tình trạng nhẹ bớt. Thái độ ấy không thích hợp theo cái nhìn cao hơn của linh hồn.
● Khi việc phụng sự được thực hiện như đáp ứng của lý trí với nhu cầu của nhân loại, trọn vấn đề thoát khỏi ảo ảnh, huyễn tưởng trong thế giới; động lực được ghi nhận ở huyệt tim mà không phải huyệt đan điền solar plexus. Khi có nhiều người làm được vậy, ta sẽ có việc phụng sự vui vẻ hơn và diễn ra thành công hơn.
Cách tốt nhất để hiểu ý phụng sự là đặt câu hỏi liên quan và trả lời chúng như sau đây.
1. Định nghĩa Phụng Sự
Luật Phụng Sự là luật của linh hồn, nên cách đúng để nhìn việc phụng sự là nhìn theo quan diểm của linh hồn, vì thường khi chữ phụng sự được hiểu theo nghĩa của phàm nhân. Phụng sự có thể được định nghĩa vắn tắt là ảnh hưởng tức thì do sự tiếp xúc với linh hồn. Sự tiếp xúc thật rõ rệt và chắc chắn, nên sự sống của linh hồn có thể tuôn tràn qua dụng cụ mà nó bắt buộc phải dùng ở cõi trần, đó là cách mà qua đó bản chất của linh hồn có thể biểu lộ trong thế giới sinh hoạt của con người.
Phụng sự không phải là một tính chất hay sự biểu diễn, một sinh hoạt mà người ta phải nỗ lực đạt được, và cũng không phải là phương pháp để cứu đời. Ta phải nắm vững sự phân biệt này, bằng không trọn thái độ của ta với sự việc bị sai lầm. Nó là sự thúc đẩy của linh hồn, là động lực tiến hóa cho linh hồn nhiều như là sự thúc đẩy của bản năng sinh tồn, hay sự duy trì chủng loại nơi loài vật. Ý này quan trọng, vì nó là bản năng của linh hồn và do đó bẩm sinh, và riêng biệt cho sự khai mở của nó.
Nó là đặc tính nổi bật của linh hồn, như ham muốn là đặc tính nổi bật của bản chất thấp; nó là ham muốn cho nhóm, giống như nơi bản chất thấp thì đó là ham muốn cho cá nhân. Nó là thúc đẩy cho sự tốt lành của nhóm, nên nó không thể được dạy hay áp đặt cho một người, như là chứng cớ đáng ao ước hay ước nguyện, hoạt động từ bên ngoài. Giản dị thì nó là kết quả thực sự đầu tiên, thấy nơi cõi trần, của sự kiện là linh hồn bắt đầu thể hiện mình qua biểu lộ bên ngoài.
Cả lý thuyết và ước nguyện đếu không làm một người thành kẻ phụng sự đích thực. Thế nhưng tại sao có quá nhiều hoạt động phụng sự trong thế giới ngày nay ? Chỉ giản dị là con người đang bắt chước, theo gương các đấng cao cả nhưng không hiểu rằng việc bắt chước không mang lại kết quả thực, mà chỉ cho họ thấy một khả hữu lớn dần. Tất cả những luật của linh hồn trong đó có luật phụng sự, biểu lộ theo hai cách không tránh được:
● Thứ nhất là ảnh hưởng trên cá nhân, chuyện xẩy ra khi con người tiếp xúc rõ ràng với linh hồn và khởi sự đáp ứng. Bằng chứng có thể thấy rải rác khắp thế giới khi người phụng sự chân chính nổi ra khỏi đám đông, cho chứng cớ đã tiếp xúc với linh hồn.
● Thứ hai, các luật của linh hồn bắt đầu cho ảnh hưởng trên chính nhân loại như là một nhóm. Ảnh hưởng này có phần nào như là sự phản chiếu của tâm thức cao xuống bản chất thấp, do đó lúc này ta thấy phụng sự được nói tới nhiều và có lắm nỗ lực nhân ái. Dầu vậy tất cả những điều này có nét cá nhân sâu đậm và thường khi gây hại nhiều, vì con người tìm cách áp đặt ý phụng sự và cách thức riêng của mình vào những người chí nguyện khác. Họ có thể hóa nhậy cảm với ấn tượng, nhưng lại hay diễn giải sai chân lý và có thiên kiến về cái tôi.
Họ cần học cách đặt nặng vào sự tiếp xúc với linh hồn, và vào lòng tích cực với đời sống tinh thần, mà không phải với mặt hình thức của việc phụng sự. Hoạt động về mặt hình thể đặt nặng vào tham vọng cá nhân, che dấu nó bằng ảo tưởng về việc phụng sự. Nếu tính thiết yếu của phụng sự - là sự tiếp xúc với linh hồn - được chú ý, khi ấy việc phụng sự sẽ trôi chẩy tự nhiên theo cách đúng đắn và sinh ra nhiều kết quả. Về điều này, việc phụng sự quên mình và sự tuôn tràn sâu xa của đời sống tinh thần thấy hiện nay trong thế giới, là dấu hiệu đầy hy vọng.
2. Hói: Tại sao ta gọi nó là một khoa học và đó là ngành gì ?
Đáp: Sân trường phụng sự - trước tiên hết thấy - là sự thể hiện của tinh thần, làm việc trong bản chất con người. Chuyện đầu tiên mà linh hồn phải làm khi có sự tiếp xúc với cái thấp, và con người biết trong tâm thức của não bộ nhờ vào ấn tượng tích cực của cái trí, là khiến con người ý thức rằng anh là nguyên lý sống động của thiêng liêng, và rồi chuẩn bị cho phàm nhân để nó có thể tự động tuân theo luật Hy sinh. Khi ấy nó sẽ không đặt ra trở ngại nào cho sức sống sẽ tràn và phải tràn qua nó.
Đây là công việc đầu tiên và khó nhất, và với việc này người chí nguyện trong thế giới đang làm hiện giờ. Như vậy nó đánh dấu mức tiến hóa của đa số người. Khi nhịp của luật này được áp đặt thành sự biểu lộ tự nhiên hằng ngày, và động lực tự nhiên của con người trong kiếp này là thể hiện của linh hồn, họ bắt đầu ‘đứng trong tinh thần’ và sức sống tuôn qua họ, nhẹ nhàng và tự nhiên, sẽ cho tác động lên môi trường và ai liên kết với họ. Khi ấy tác động này có thể gọi là ‘đời phụng sự ’.
Đã có nhấn mạnh quá đáng vào diễn tiến của việc phàm nhân tuân theo luật cao hơn là phụng sự, sinh ra ý tưởng về hy sinh theo nghĩa tệ nhất. Ý tưởng này nhấn mạnh vào sự va chạm cần thiết và không tránh được, giữa bản chất thấp - làm việc theo luật của nó - với phần cao làm việc theo các luật tinh thần. Khi đó sự hy sinh cái thấp cho cái cao có mức độ to lớn, và chữ ấy hóa ra rất thích hợp. Quả là có hy sinh. Quả là có đau khổ. Có sự buông bỏ đau lòng. Có nỗ lực lâu dài để khiến sức sống tuôn chẩy qua, trong lúc phàm nhân đưa ra hết trở ngại này tới trở ngại khác. Ta có thể nhìn giai đoạn và thái độ này với sự hiểu biết và thông cảm, vì có những người có thật nhiều lý thuyết về phụng sự và cách thực hiện, tới nỗi họ quên phụng sự và không hiểu với lòng thông cảm, giai đoạn đau khổ luôn có trước việc dấn mình phụng sự. Các lý thuyết của họ chặn lại cách biểu lộ chân thực, và đóng sập cửa với sự hiểu biết đúng đắn. Cái trí quá linh hoạt ở đây.
Khi cái ngã thấp tuân phục nhịp cao hơn và vâng theo luật mới là phụng sự, sự sống của linh hồn sẽ bắt đầu tuôn qua anh tới người khác, và ảnh hưởng trong gia đình và nhóm của anh sẽ là việc biểu lộ sự thấu hiểu đích thực, và sự giúp đỡ chân thật. Khi làn tuôn chẩy của sự sống thành mạnh hơn do được sử dụng, ảnh hưởng sẽ từ nhóm nhỏ bao quanh anh lan ra vùng lân cận. Một loạt tiếp xúc rộng rãi hơn thành có thể có được, và nếu nhiều kiếp diễn ra chịu ảnh hưởng của luật phụng sự, tới cuối sự sống tuôn tràn có thể được cảm biết trong nước và quốc tế, thí dụ như Mẹ Theresa. Nhưng người ta không dự định hay phấn đấu để được như vậy, mà nó là biểu lộ tự nhiên của sự sống của linh hồn, có hình thức và hướng tùy theo cung của một người và sự thể hiện trong kiếp qua. Nó sẽ được nhuộm mầu và tùy thuộc vào điều kiện của môi trường, theo thời gian, giai đoạn, chủng tộc và tuổi của đương sự.
Nó sẽ là luồng lực sống động, và sức sống, năng lực và tình thương phát xuất từ cõi linh hồn sẽ có một sức mạnh mẽ, thu hút với những người trong nhóm mà người chí nguyện tiếp xúc ở ba cõi thấp nơi linh hồn thể hiện. Không gì có thể chặn đứng hay ngăn lại sức mạnh của đời phụng sự tự nhiên, thương yêu, trừ khi phàm nhân chen vào. Nếu có điều ấy, việc phụng sự mà như các bậc Thầy hiểu ở mặt trong của sự sống, bị bẻ cong và thay đổi thành sự chộn rộn busy-ness. Nó biến đổi thành tham vọng, thành nỗ lực khiến người khác phụng sự theo cách ta nghĩ phụng sự là phải như thế, và thành lòng yêu thích quyền lực ngăn trở việc phụng sự đúng nghĩa, thay vì thành tình thương cho đồng loại.
Trong mỗi kiếp luôn luôn có một điểm nguy hiểm, khi lý thuyết phụng sự được nắm bắt và nhận biết cái luật cao hơn, lúc ấy tính bắt chước của cái ngã, tính ‘khỉ’ của nó và lòng nhiệt thành của ước nguyện loại cao, có thể dễ dàng nhận lầm lý thuyết như là thực tại, và hành vi bên ngoài của một đời phụng sự như là sự tuôn chẩy tự nhiên, tự ý của sức sống linh hồn qua con người ở cõi thấp.
Sự việc là ta thường trực có nhu cầu phân biện ngày càng tinh tế hơn, và tất cả học viên tận tâm được thúc giục xét mình vào lúc này. Họ gặp một chu kỳ phụng sự mới và phải nắm lấy cơ hội mới. Có nhu cầu to lớn là đứng trong cõi tinh thần, nơi có sự vững vàng, không cần người khác thúc giục ta phụng sự. Hãy để ánh sáng, sự bình an và thiện chí tuôn qua ta, chế ngự trí não, không còn chỗ cho ý chỉ trích. Chính vì lý do này, và để tạo nên một nhóm người phụng sự có thể làm việc theo đường lối đúng đắn và tinh thần, mà ngày càng phải có nhấn mạnh thêm về nhu cầu có tính vô hại - harmlessness. Tính vô hại chuẩn bị đường cho sức sống tràn vào, làm trở ngại tan biến trước sự tuôn chẩy tự do của tình thương; nó là chìa khóa khiến cái ngã thoát khỏi sự kềm giữ của ảo ảnh và sức mạnh của cõi hiện tượng.
Phụng sự là kỹ thuật cho liên hệ nhóm đúng cách, thí dụ là chỉ dẫn chính đáng cho trẻ có tính chống xã hội trong gia đình, hay sự hòa hợp khôn ngoan kẻ gây rối vào một nhóm, cách đối phó với các nhóm chống xã hội trong những thành phố lớn của thế giới, là kỹ thuật đúng đắn để dùng trong việc hướng dẫn trẻ tại các trung tâm giáo dục của một nước, hay mối liên hệ giữa các phái tôn giáo hay chính trị. hay giữa các quốc gia với nhau. Tất cả những điều này là các phần của khoa học phụng sự mới và đang lớn mạnh.
Phụng sự, như là một tính chất tinh thần sẽ được nhìn nhận như là sự biểu lộ thành hiện tượng của một thực tại bên trong, và đi theo sự hiểu biết đúng đắn về phụng sự sẽ có nhiều tỏ lộ về bản tính của linh hồn. Phụng sự là phương pháp sinh ra hiện tượng bên ngoài và kết quả thấy được nơi cõi trần, và đây là bằng chứng cho đặc tính sáng tạo của nó. Vì tính chất này, về sau phụng sự sẽ được nhìn nhận như là một khoa học thế giới. Nó là sự thúc đẩy sáng tạo, động lực sáng tạo, cái năng lực sáng tạo quan trọng lớn lao.
Tính sáng tạo này của phụng sự đã được mơ hồ nhận biết, trong những mặt sinh hoạt của thế giới bằng nhiều tên khác nhau, như khoa huấn nghệ, hay công tác phục vụ cộng đồng cho ai phạm lỗi nhẹ. Vì vậy đang có nhiều tìm hiểu dọc theo đường hướng này, có liên kết với khoa tội phạm học và việc quản lý thanh thiếu niên đúng cách trong các nước. Thí dụ khác là có nhận biết việc làm thiện nguyện mang lại lợi ích tâm thần cho cá nhân
Việc áp đặt luật này của linh hồn về sau sẽ mang lại ánh sáng vào một thế giới lo âu, và tuôn năng lực theo hướng đúng. Đề tài này quá rộng, vì nó bao gồm sự thức tỉnh của tâm thức tinh thần với trách nhiệm đi kèm, sự gắn liền của cá nhân vào một nhóm đã tỉnh thức, và việc áp đặt một nhịp mới hơn và cao hơn lên hoạt động của thế giới.
3. Hỏi: Đặc tính của một người phụng sự chân chính là gì ?
Đáp: Các đặc tính này có thể dễ dàng ghi nhận. Vắn tắt thì chúng không chính xác như những gì người ta tin. Ở đây ta không nói về những đòi hỏi cho việc dự bị và đường đạo, vì đã có nhiều sách vở làm vậy, mà ta quan tâm đến các tính chất sẽ nổi bật, khi một người làm việc theo động lực của luật phụng sự. Chúng hiện ra khi anh thành con kinh thực sự cho sự sống của linh hồn. Như vậy sẽ có ba đặc tính chính:
● Anh sẽ được nhận ra do tính vô hại harmlessness, và do việc tích cực kềm lại không có hành động và lời nói có thể làm tổn thương hay hiểu lầm nào. Anh không có lời hay đề nghị, ngụ ý, nói bóng gió hay nêu lên bất mãn nào làm tổn thương nhóm. Một nhận xét nhỏ ở đây là ta không nói ‘làm tổn thương ai’, vì người nào làm việc theo luật phụng sự không cần được nhắc điều ấy, mà đôi lúc do lòng sôi nổi nhiệt tình từ khích động tinh thần mà ra, và do ước nguyện mạnh mẽ, họ cần được nhắc có lòng vô hại đối với nhóm.
● Điểm kế nhận ra nơi anh là sự sẵn lòng để người khác phụng sự theo cách họ nghĩ là tốt nhất, hiểu rằng sự sống tuôn chẩy qua cá nhân phụng sự phải tìm đường riêng, cách biểu lộ riêng, và hướng của những đường này có thể nguy hiểm và ngăn cản việc thực hiện công việc muốn làm. Nỗ lực của người phụng sự sẽ theo hai hướng:
– Giúp người khác ‘đứng trong tinh thần’ như chính anh đang học làm vậy.
– Giúp người khác thể hiện việc phụng sự của họ trong lãnh vực mà họ muốn làm nó, theo cách họ muốn, thay vì theo cách người ngoài nghĩ là nên làm.
Công việc của ai làm việc theo luật phụng sự, không phải là với nhóm nào đả chịu ảnh hưởng do đáp ứng với lực của tân kỷ nguyên nói ở trên. Các ảnh hưởng dễ dàng được đưa vào hoạt động cho khối đông, thí dụ những nỗ lực có tính nhân ái như giáo dục, xã hội trong cộng đồng. Rất nhiều người đáp ứng với việc làm như thế nên chúng không cần động lực, còn công việc của người phụng sự loại mới hướng tới những ai đã tiếp xúc được với linh hồn mình, và do đó làm việc theo luật của thời đại mới. Đặc điểm của luật này là chẳng những con người ‘đứng trong tinh thần’ mà còn đứng chung với người khác, làm việc với họ trong tinh thần, trong sự hòa hợp. Sự khác biệt này đáng chú ý, vì người ta dễ dàng phí phạm năng lực khi bước vào lãnh vực đã hoạt động tốt đẹp, theo quan điểm của người trong lãnh vực ấy.
● Đặc tính thứ ba của loại người phụng sự mới là lòng hân hoan, thay cho ý chỉ trích (chỉ gây ra sầu khổ), và là sự yên lặng có tiếng vang.
Khó mà diễn tả ý này, nhưng khi có một đời sống theo nhịp mới hơn và phụng sự cho tất cả, lúc ấy ta mới rõ ý nghĩa của ‘niềm vui vang vọng’ và ‘âm vang tươi vui’.
4. Hỏi: Phụng sự cho ảnh hưởng gì lên trí não, tình cảm và thể sinh lực ?
Đáp: Phụng sự tự nó rõ ràng là kết quả của một việc xẩy ra trong nội tâm. và khi kết quả được thể hiện ta sẽ thấy nó sinh ra nhiều hệ quả. Trước tiên là có thay đổi trong tâm thức thấp, một khuynh hướng quay đi với những gì thuộc cá nhân riêng tư, và hướng về những chuyện rộng hơn của nhóm, một sự tái định hướng thực, lộ rõ và khả năng thay đổi tình trạng do hoạt động sáng tạo, là dấu hiệu của một điều chi đó mới mẻ sinh động. Khi sự kiện này ổn định thành tính chất quân bình bên trong, các thay đổi này hóa ra càng lúc càng đều đặn, bớt cà giựt lúc có lúc không, và ảnh hưởng của những lực mới tuôn vào cái ngã - để được dùng một cách sáng tạo về sau - sẽ thấy ở cả ba thể.
Như thế người phụng sự chân chính có vận cụ cho việc làm, và từ nay công việc sáng tạo theo với thiên cơ có thể tiến hành trong cả ba cõi. Đời người như thế được chuyển hóa do có tiếp xúc với linh hồn và phụng sự có tính sáng tạo. Khi có sự liên hợp giữa ba thể, khi sự hòa hợp được liên tục ít nhiều, khi thượng trí và hạ trí bắt đầu có hoạt động với nhau, tính chất thực của phụng sự mà một người thực hành bắt đầu lộ ra.
● Trí Tuệ
Ảnh hưởng đầu tiên của việc lực tuôn tràn từ linh hồn - là yếu tố chính dấn tới việc thể hiện phụng sự - là có hòa hợp ba thể, đem ba vận cụ thấp của con người vào việc phụng sự tất cả. Đây là giai đoạn sơ khởi và khó khăn theo cái nhìn của người có minh triết. Họ ý thức khả năng và sức của mình, và sau khi nguyện phụng sự họ khởi sự làm vậy ráo riết; anh tạo ra cái này, cái kia, rồi cái nọ làm con kinh cho sự biểu lộ cái lực thúc đẩy anh, và anh triệt hạ, phá hủy vật mau lẹ như khi tạo ra.
Tạm thời anh trở thành một vấn đề nghiêm trọng, cho những người phụng sự khác mà anh có thể liên hệ, vì anh không thấy hình ảnh nào ngoài điều anh thấy, và sự chỉ trích và sự xác quyết mạnh mẽ ý của mình từ anh phát ra, gây tan vỡ khiến ai già dặn nhiều kinh nghiệm hơn, phải có sửa chữa không ngừng cho anh. Trong một lúc anh thành nạn nhân cho chính ước nguyện phụng sự của mình, cho lực chẩy xuyên qua anh. Nơi một số người, giai đoạn này làm phừng lên hạt mầm tiềm ẩn của tham vọng.
Suy cho cùng thì tham vọng này chỉ là sự thúc đẩy của cái ngã hướng về việc cải thiện cho tốt hơn, mà vào đúng lúc và đúng chỗ là lợi điểm thiêng liêng, nhưng nó phải được loại bỏ khi phàm nhân trở thành phương tiện cho linh hồn. Ở các trường hợp khác, người phụng sự sẽ có được viễn ảnh rộng hơn, nhiều tình thương, không chú ý tới thành đạt của riêng họ, và lặng lẽ hòa mình làm việc với các nhóm người phụng sự chân chính. Anh sẽ để các khuynh hướng, ý tưởng, và tham vọng của cái tôi thành thứ yếu so với sự tốt lành cho chung, và cái tôi chìm đi mất dấu.
Nếu ai thấy mình chống đối, nản lòng với các ý trên, có lẽ điều ấy muốn nói họ cần làm tâm thức chú trọng hơn tới mục tiêu này.
Khi việc học phụng sự diễn ra và sự tiếp xúc bên trong thành ngày càng vững chắc thêm, chuyện kế sẽ xẩy ra là tham thiền hóa sâu xa hơn, và trí não được ánh sáng của linh hồn soi sáng thường hon, và nhờ vậy thiên cơ được tỏ lộ. Anh nhận biết trong trí não Thiên cơ cho thế giới, vào thời điểm mà anh sống và phần mà anh có thể đóng góp, nhằm đẩy mạnh mục tiêu của những ai phụ trách việc thực hiện thiên cơ ấy. Khi đó anh sẵn lòng trở thành một phần nhỏ bé trong một tổng thể lớn hơn, và thái độ này không đổi ngay cả khi người chí nguyện tới bậc Chân sư. Lúc ấy ngài tiếp xúc với một khái niệm còn mênh mang hơn nữa về thiên cơ, và lòng khiêm tốn cùng cảm nhận về mức độ rộng lớn không thay đổi.
● Tình cảm
Lực tuôn vào phàm nhân cho người phụng sự viễn ảnh cần thiết, và ý về khả năng cho phép anh hợp tác, nó cũng đi vào thể tình cảm. Ảnh hưởng ở đây cũng có hai phần tùy thuộc vào tình trạng thể này và định hướng bên trong của anh. Nó có thể làm tăng màn ảo ảnh và khiến huyễn tưởng sâu thêm, đưa người phụng sự vào huyễn hoặc tâm linh nằm ở đó. Khi việc này xẩy ra, nơi cõi trần anh bị mê hoặc với ý tuyệt vời là mình tiếp xúc được với những đấng cao cả, trong khi sự thật là anh bị nhiều giọng nói gạt gẫm, vì bao tiếng chen lẫn nhau ở cõi trung giới làm át đi Tiếng Vô Thinh, con người sẽ bị mê lú với ý rằng không có con đường nào khác ngoài con đường của anh.
Huyễn tưởng và sự dối gạt này là điều hay gặp ở người phụng sự khắp nơi hiện giờ, vì rất nhiều người có tiếp xúc rõ rệt với linh hồn mình, bị lôi cuốn vào lòng ham muốn phụng sự; dầu vậy họ chưa thoát khỏi tham vọng, và định hướng của họ trên căn bản vẫn còn hướng về việc biểu lộ phàm nhân, mà không phải là việc hòa mình vào nhóm người phụng sự thế giới. Tuy nhiên nếu họ có thể tránh được ảo ảnh, và phân biệt giữa cái Thực và cái không thực, khi ấy lực tuôn vào sẽ làm đời họ tràn ngập tình thương không ích kỷ, và với lòng tận tụy với thiên cơ, với ai mà thiên cơ phục vụ (nhân loại, thú vật v.v.), và ai làm việc cho thiên cơ (bạn cùng nhóm phụng sự, Chân sư v.v.). Ta cần ghi nhận thứ tự trên và sắp xếp cho mình thuận theo đó. Sẽ không có chỗ nào cho tư lợi, nhấn mạnh vào cái tôi, hay tham vọng ích kỷ. Tất cả những gì đáng quan tâm là nhu cầu, và sự cần thiết thúc đẩy người ta phải có bước kế, để giải quyết nhu cầu trước mắt họ.
● Với tấm lòng và trí não làm việc chung với nhau (hoặc với lòng ích kỷ muốn trưng ra cái ngã, hay với lòng xả kỷ tận tụy và thái độ hướng về sự hướng dẫn của linh hồn), lực tuôn vào người sẽ khích động thể sinh lực sinh hoạt về hướng này. Kế tiếp thì thể xác sẽ tự động đáp ứng. Một khi lực hay năng lực của linh hồn hoặc vẫn giữ được sự thanh khiết của nó, hoặc bị nhuộm mầu và theo hướng biểu lộ khác ở cõi trần, xuống tới thể sinh lực thì người ta không có gì để làm nữa, mà kết quả là chuyện không tránh được và cho ra hiệu quả.
Tư tưởng bên trong và những ham muốn của con người ấn định hoạt động nào anh sẽ biểu lộ nơi cõi trần. Nếu lực tuôn ra ngoài có sự trong sáng, nó khiến những huyệt bên trên hoành cách mạc dần dần linh hoạt, còn nếu lực bị khuynh hướng của cái tôi nhuộm mầu, nó sẽ dùng chính yếu huyệt đan điền, lôi cuốn con người vào các huyễn ành ở cõi trung giới, sự mê lú to tát và ảo tưởng về cái tôi. Điều này có thể dễ dàng thấy nơi những người lãnh đạo thuộc nhiều nhóm khác nhau hiện giờ.
Theo:
Esoteric Psychology, vol. II, A. Bailey.